Cuối năm xin làm ngựa hoang, mỗi khi xem những chú ngựa hoang tự do bay nhảy tôi thầm nghĩ các ông nam phái testosterone làm sao không thích xổng chuồng như thế nhỉ ? Văn chương trên net viết về: Ngựa Hoang.
"Chú ngựa hoang dừng chân bờ suối uống nước, nhìn thấy bóng mình...nghĩ lại chặng đường đã đi qua... Chú ngựa hoang từng song hành với một chú ngựa hoang khác trên thảo nguyên. Những tưởng thời gian đẹp như trong truyện đó sẽ vô tận. Một ngày kia, chú ngựa kia dừng chân, xây dựng cho mình một nông trường với một cô ngựa và bầy ngựa con xinh đẹp. Chú ngựa hoang lao mình bỏ đi hoang tiếp.
Chú ngựa hoang gặp một anh chàng nghệ sĩ hào hiệp thích chơi ngựa. Anh cũng có tâm hồn tự do phóng khoáng và ngựa ta thích lắm. Ngựa cùng chàng nghệ sĩ rong ruổi khắp nơi. Một ngày kia, đến một cánh đồng bao la, bầy chim bay lượn, xa xa núi non chập chùng. Một con chim lao xuống mời gọi, và thế là anh đã bỏ mặc chú ngựa theo chim với giấc mơ bay bổng của mình…
Kể từ đó chú ngựa chỉ biết phóng thật nhanh về phía khu rừng thẳm...
Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời
Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời
Ngựa phi như điên cuồng
Giữa cánh đồng dưới cơn giông...."
Trong cuộc sống đôi lúc con người muốn như chim xòe đôi cánh, chấp cánh bay cao, ngay cả muốn làm con ngựa hoang phi nhanh theo kiếp tự do lữ thứ. Vâng, thật vậy, con trai út của tôi làm bài luận văn cho trường học, Hải Việt muốn có nét dũng mãnh như ông 30, chúa tể rừng xanh, hay một con "mộc tồn", loại "nai đồng quê", vốn mang bản tính trung thành, thủy chung trong cuộc sống, cháu ra đời ẩn dưới mạng "mộc tồn", nên cháu yêu con chó, và rồi cháu muốn như con diều hâu tự bảo vệ mình, tự lập và tự do bay bỗng theo ý muốn.
Cháu hỏi tôi muốn làm con gì bây giờ? Trong tinh thần "Sinh Tử, mạc sinh tâm", cháu thích làm khác tôi, vã lại khi hoàng hôn tiếp giáp cận kề 6 bó, lứa tuổi đã vượt qua "Tri thiên mệnh", ngưỡng cửa biết luật định khắc nghiệt cùa cao xanh, nhưng chưa vươn cao đến thất thập "Cổ lai hi”. Bước sang tuổi "Lục thập như bất tùng kê" của nỗi trăn trở suy tư, nhưng vẫn thích ham vui với bè bạn, kiếp sau ta sẽ làm con gì nhỉ?
Tôi bảo con tôi muốn làm con ngựa hoang, một loài mustang phi thân bay nhảy chứ như các anh Trần Văn Thuần, Phan Văn Song, Mai Thanh Truyết hay Phan Đình Minh, hôm qua 5 anh em chúng tôi trong conference call hỏi thăm, vui đùa trêu ghẹo nhau, tôi nghe 4 anh muốn làm những con chim bay bay, như skyhawk hay như flying eagle chăng, anh Song BGI bay từ Cali về Paris sau chuyến du hành dài, anh Truyết aka anh Ba Da Cam thu xếp chương trình bay sang Bắc Âu, anh Thuần Cordon Bleu sang năm sẽ bay sang vùng Caribbean và anh Minh Chinook, aka Minh Giặc Lái bay sang DC, thì ra các anh là chim có cánh cả.
Chủ Nhật ngày 26 tháng 12, bạn bè Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ tụ họp nhau chia vui buổi ra mắt sách của nhà văn Dương Viết Điền, tôi theo hai anh Phong Vũ và anh Điền xuống tham dự tại nhà hàng Diamond Palace, nơi quen thuộc của các anh em văn nghệ sĩ chúng tôi thường tổ chức.
Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ
Nhà văn Dương Viết Điền còn là một nhạc sĩ, và là nhà thơ dưới bút hiệu Hạ Ái Khanh. Anh đã cho in ấn và phát hành một số tác phẩm. Buổi lễ được hỗ trợ bởi nhiều bạn bè quân đội quen biết anh, các bạn bè báo chí và thi văn như các nhóm Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ, Việt Bút, Văn Đàn Đồng Tâm, và đông nhất là các bạn từ Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Tôi ghi nhận sự hiện diện của các giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Lê Văn Khoa và Nguyễn Song Thuận cùng phu nhân.
Những bài văn tiêu biểu cho khuynh hướng văn chương của nhà văn Dương Viết Điền:
Rời Diamond Palace, GS Lê Văn Khoa và tôi ghé thăm các bạn họp tại tư gia của nhạc sĩ Lê Thy Linh để bàn về buổi lễ mừng kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ được tổ chức vào dịp 28 tháng Ba sắp tới đây.
Vì như đã thu xếp, tôi về nghỉ ngơi tại Ryals Inn, vùng Orange, tôi theo anh Khoa về đó. Trùng hợp dịp lễ giữa Noel và Tết Dương Lịch, nên các cháu con của anh chị Khoa mời các bạn âm nhạc đến giúp vui cho buổi họp mặt gia đình. Anh chị có 3 cháu, cháu Lê Thiên Kim chọn ngành nhạc, nghiệp mà bố mẹ đam mê, cháu hiện dạy dương cầm tại Pacific Conservatory một học viện âm nhạc tư, Lê Thiên Kim đã chiếm nhiểu giải thưởng trình diễn dương cầm từ lúc lên 9. Kim đã từng là Drum Major (nhạc trưởng) ban nhạc Marching Band của trường El Modena trong những năm học trung học tại đây. Cháu cũng đã sáng tác nhạc kịch và được trình diễn tại hí viện Santa Ana College trong năm 2010. Cháu kế là Lê Mai Khanh. Về âm nhạc, cháu Khanh là trưởng woodwind section của El Modena High School Marching Band. Mai Khanh tốt nghiệp Á Khoa (Salutatorian) Trung Học, một học sinh ưu tú, top-notch brain, GPA 4.98 theo học về Biology tại Brown University (Ivy-league school), tốt nghiệp xong cháu chuyển qua New York học tại French Culinary Institute theo sự đam mê của mình. Sau 5 năm làm việc tại New York với nhiểu đầu bếp nổi tiếng và cháu từng xuất hiện trên TV Show “Iron Chef”, cháu hiện làm việc tại Los Angeles. Cháu út Lê Diễm Kiều tốt nghiệp Computer Game Art Design, nhưng có khiếu về đàn guitar. Lúc lên 5 tuổi, Diễm Kiều đã chiếm giải thưởng của thị trưởng National City, California, trong cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi toàn thị xã. Diễm Kiều có hai bài thơ được chọn in trong tuyển tập America at the Millennium: “The Best Poets of the 20th Century (2000). Cháu cũng có tác phẩm nhiếp ảnh chiếm Giải Nhì của trường Trung Học. Ngoài ra cả ba cháu đều đã chiếm nhiều giải thưởng về học vấn và nghệ thuật. Hai cháu Thiên Kim đàn piano và Diễm Kiều đàn guitar đã song ca hai bè ca khúc rất nổi tiếng Falling Slowly. Buổi tiệc thật vui và thân mật vì có ca hát theo phong cách nhạc thính phòng, tuy nhiên cũng có nhạc như loại cabaret của Mỹ do Thiên Kim làm MC dẫn giải chương trình. Tôi nghe từ những nhạc phẩm mang không khí Giáng Sinh như Joy to the World, Deck the Halls, Silent Night, Jingle Bells, Little Drummer Boy, First Noel, Oh Come All Ye Faithful, Feliz Navidad,.. đến Amazing Grace, Close to You, Top of the World, Scarborough Fair, Bridge Over Troubled Water, Let It Be Me, Misty,...qua giọng soprano xuất sắc của cô Valerie Estle, một người bạn cũ từ thời trung học với Thiên Kim trước đây. Sau phần trình diễn của các con là phần trình diễn của mẹ. Ngọc Hà vừa làm MC vừa hát những bài ca bất hủ bằng tiếng Pháp, Anh, Trung Hoa, Tây Ban Nha và Việt Nam, như: La Vie En Rose, Les Feuilles Mortes, Changing Partner, Tennessee Waltz, It's Now or Never, Yue Liang Dai Biao Wo De Xin…
Chị Ngọc Hà song ca với chị Mỹ Chương (madame Trần Văn Thuần) các bài Jamaica Farewell, Yellow Bird, cũng như chị Thanh Hằng (bào tỉ của chị Ngọc Hà), là một Giáo sư dạy tiếng Tây Ban Nha và rất thích ca hát, đã song ca với Ngọc Hà ba bài hát bằng tiếng Tây Ban Nha là Besame Mucho, Solamente Una Vez và Quizas. Thanh Hằng là mẹ của 2 ca nhạc sĩ sinh hoạt trong dòng chính của Hoa Kỳ tại San Francisco: người con trai lớn Joseph Phan Vũ, Tiến sĩ Âm nhạc hiện làm ca nhạc trưởng diều khiển ban San Francisco Singing Girls Chorus, và Jean Marie, em gái, là nhạc sĩ sáng tác, và là trưởng một ban nhạc trẻ. Tuổi trẻ Việt Nam dang tay ra khắp mọi ngành nghề trong xã hội Mỹ.
Tưởng cũng nên thêm, phần giúp vui nhạc thứ hai do pianist Hoàng Tiến Long phụ trách đệm nhạc cho các ca sĩ, cũng như anh tự đàn ca cho mình, tôi nghe những tình khúc hay muôn đời như: For Sentimental Reasons, Lara's Song hay Somewhere My Love (Lara's theme for the movie “Dr. Zhivago”), Where Do We Begin (theme song for Love Story), A Time For Us (theme song for Romeo and Juliette), Serenade, Tôi Ru Em Ngủ, Nỗi Lòng, Mộng Dưới Hoa, Gọi Tên Bốn Mùa, Biển Nhớ, Cát Bụi, Niệm Khúc Cuối, Mắt Biếc, và anh cũng hát nhạc do chính anh sáng tác.
Từ trái sang phải:
Diễm Kiều, Mai Khanh, Thiên Kim, Ngọc Hà, Lê Văn Khoa.
Bạn bè của anh chị Khoa từ xa về như Quản Phúc Cảnh, Paris, anh chị Trần Văn Thuần, Texas, anh chị Mai Thanh Truyết,.. và nhiều nữa. Tôi ngạc nhiên anh Ba Bô Xít Da Cam biết rất nhiều bài nhạc Anh, Pháp, Việt và còn ca theo ca sĩ nữa. Hai anh tiến sĩ Quản Phúc Cảnh và Mai Thanh Truyết đã quen nhau tại Pháp những năm đầu thập niên 60s, đi các ngành khoa học, kỹ thuật, nhưng lại rất đam mê âm nhạc và văn chương.
Thức ăn, rượu nhâm nhi tại Ryals Inn thật là ngon. Khách vui say âm nhạc và rượu vang đấy, anh Khoa, dù anh em mình chưa có dịp cưa chai Cordon Bleu của bác sĩ Thuần.
Tôi thật sự cảm động tấm thịnh tình khi mọi người ca "Happy Birthday", belated but so surprised. Một lần nữa Việt Hải xin cám ơn anh chị cùng các cháu, vẫn nhớ lời madame Mai Thanh Truyết "phê" buổi lễ: "Thức ăn ngon, nhạc thính phòng nghe đã quá!".
Sáng thứ Hai anh em chúng tôi, Lê Văn Khoa, Trần Văn Thuần ăn sáng nhẹ và nhâm nhi café tại Lily Bakery đợi chú em Cao Minh Hưng đến để cùng đi thăm nhạc sĩ Lam Phương. Anh Lam Phương như mọi khi vẫn tếu lâm, dí dỏm khi nhắc về Lê Văn Khoa của thập niên cũ đã qua tại Sài Gòn với chiếc xe Lambretta hai bánh lượn phố phường, Lê Văn Khoa với nhạc giao hưởng, Lê Văn Khoa với đài Truyền hình số 9,... Lam Phương ngày xưa đứng đằng xa, nay mới có dịp "làm quen" anh Lê Văn Khoa. Bác sĩ Trần Văn Thuần, tức nhạc sĩ Hoàng Sa và nhạc sĩ Lam Phương đã biết nhau trong các sinh hoạt cộng đồng, từ khi anh Lam Phương ở Houston, và trước khi anh sang Paris. Cao Minh Hưng bàn chuyện thực hiện sách kỷ niệm về nhạc sĩ Lam Phương. Những người trẻ tri ân những đóng góp cùa thế hệ đi trước. Chúng tôi chụp hình lưu niệm. Chuyến ghé thăm anh Lam Phương để chuẩn bị gặp lại sau để Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ bắt tay thu bài về Lam Phương vào đầu năm mới. Cao Minh Hưng cho biết Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ bắt tay với Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ cho ấn hành sách về nhạc sĩ Lê Văn Khoa.
Từ trái sang phải:
BS Trần Văn Thuần, NS Cao Minh Hưng, Việt Hải
NS Lê Văn Khoa, NS Lam Phương (ngồi)
Chiều tối anh chị Mai Thanh Truyết đã mời anh chị Trần Văn Thuần, anh chị Lê Văn Khoa, anh chị Chu Tất Tiến, vợ chồng Cao Minh Hưng, cùng tôi họp mặt tại nhà hàng Như Ý Cá 8 Món đón Năm Mới 2011 sớm. Nhà hàng Như Ý Cá 8 Món là nơi chúng tôi hay gặp nhau khi muốn bỏ thịt xơi cá và hát hò. Tôi ngạc nhiên khi biết anh Chu Tất Tiến có khiếu ca hát, và anh đã tự động lên sân khấu hát tặng mọi người bài Love Me Tender, cũng riêng tặng anh chị Trần Văn Thuần đến từ Bushland. Sau đó, anh Trần Văn Thuần đáp lễ với bài tình ca Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên, anh muốn nhắc mùa đông sẽ qua đi, và mùa xuân sẽ trở về với tất cả chúng ta.
Hàng trên (từ trái sang phải):
MT. Truyết, LV Khoa, CT Tiến, TV Thuần, Việt Hải
Hàng dưới (từ trái sang phải):
Ngọc Điệp, Ngọc Hà, Mỹ Chương, Ngọc Bích, CM Hưng
Chuyến đi hoang đưa tôi về Lehigh Inn, tôi ngủ qua đêm tại nhà anh chị Mai Thanh Truyết, sáng thứ ba chúng tôi dùng điểm tâm tại Café Factory, lý ra có anh Phạm Gia Cổn và Phan Nhật Nam nhập cuộc, nhưng anh Phạm Gia Cổn có chuyện gấp phải lên San Jose, Phan Nhật Nam bận soạn news scripts không đến được, nên sau màn điểm tâm chúng tôi 3 người, Trần Văn Thuần và Mai Thanh Truyết cùng tôi đi ngắm biển, từ PCH (Pacific Coast Highway) khởi sự từ Seal Beach, chạy dọc theo bờ biển qua Huntington Beach sang Newport Beach, rồi cũng PCH chúng tôi hướng trở về Huntington Beach, ghé thăm khu bảo vệ thiên nhiên Bolsa Chica Wild Life Reservation, Khu đầm này đưa nước biển vào sâu 2 mile rưởi trong lục địa, cốt yếu nuôi các thú hoang dã, khách có thể xem các loài chim biển, cò, cá, ốc biển tại đây. Thảo nào lúc nảy anh Truyết nói đưa chúng tôi đi xem chim. Tôi không ngạc nhiên khi bác sĩ Thuần chạy theo chụp mấy con chim hoang dã lông trắng đang bay nhảy tung tăng.
Trong lúc đi tôi nghe hai anh chuyện trò thời thi bacalauréates, thuở Lycée Petrus Ký còn chương trình theo Pháp ngữ, chúng tôi cả ba có kỷ niệm với sân trường này, anh Thuần đậu phần hai năm 1954, anh Truyết 1960, và tôi 1972.
Tôi được biết anh chị Thuần có 4 người con, cô trưởng nữ Tini Trần là một kỷ giả nổi tiếng trong dòng chính Mỹ, vô google engine search đánh chữ "Tini Tran" sẽ thấy vô số bài viết của phóng viên này. Người con gái thứ nhì của anh chị tên Tina là chuyên viên quản trị ngảnh y tế, với văn bằng MPH (Master of Public Health), ngưới con trai thứ ba xong đại học anh đi vòng quanh thế giới, anh leo núi Hy Mã Lạp Sơn, mang theo cờ Việt Nam Cộng Hòa lên đỉnh núi, anh thích mạo hiểm kiểu skydiving, scubadiving,,. Anh Tino Trần hiện theo học tiếng Tây Ban Nha tại xứ Á Căn Đình. Cô con gái út của anh chị Thuần đổ bằng tiến sĩ văn chương tiếng Tây Ban Nha. Giáo sư Tinu Trần dạy các sinh viên văn chương học tiếng Tây Ban Nha, phần lớn sinh viên này ra ngành dạy dỗ học trò Mỹ. Anh chị Trần Văn Thuần ở tuổi về hưu, anh chị theo học hội họa, anh Thuần học thêm kỹ thuật nhiếp ảnh, học các lớp nhạc hòa âm, sáng tác âm nhạc. Tôi ngủ trên lầu 2 nhà anh chị, thư viện của anh có sách nhiều lấm, tranh họa, ảnh, đàn. Quả thật, anh Trần Văn Thuần có máu rất nghệ sĩ.
Sinh nhật người chay PHAN NHẬT NAM:
Trung tâm Lehigh của anh Ba Da Cam là "tụ điếm" cho các anh em nghệ sĩ ghé qua phá mồi, nhâm nhi vang, bia hay cognac. Lehigh như La Pagode của một thuở Sài Gòn xưa. Mỗi lần tôi ghé đây thì hình như là gặp các anh em văn nghệ sĩ quen thuộc như nhạc sĩ Phan Đình Minh, Phan Nhật Nam, Phan Văn Song, Trần Thành (ký giả), Đỗ Hải Minh, Trương Tuấn (Shanghai studio), Lê Minh, Nguyễn Hoàng, Chu Tất Tiến, Phạm Gia Cổn,... lần này lại thêm quý anh em Trần Văn Thuần, Cao Minh Hưng, và Lê Văn Khoa.
Riêng nhà văn Phan Nhật Nam ra đời vào đêm 28 tháng 12, ngày mà vợ chồng bác sĩ Trần Văn Thuần và vợ chồng chúng tôi kỷ niệm bao nhiêu năm xuôi buồm thuận gió để hấp hôn. trước đó, vào đêm 24 tháng 12, ngày sinh nhật anh Ba Truyết Da Cam, chúng tôi cho là một sự kiện hiếm quý, vì là Ngôi sao Noël, bạn bè đã tụ tập tại Lehigh Inn đánh chén rồi. Dịp sinh nhật của anh Phan Nhật Nam phải có chút gì hương sắc đặc biệt, anh chị Ba Da Cam chuẩn bị các món khoái khẩu như Dê hầm bát bửu ngũ tạng, Bào ngư hải sâm tiềm heo sữa, Ốc vòi voi quết dynamite wasabi kèm tsukemono (pickled veggies), chị Ba như chị Ngọc Hà hay chị Thanh Hằng quanh quẩn nấu nướng trong bếp như những pro chefs.
Cái khổ là ngày sinh nhật, nhưng Phan tiên sinh cứ mải mê gõ keyboard cho ra news scripts, nên anh em chúng tôi đánh chén nhiều tours vì chờ đợi "đương sự, the birthday boy". Phan tiên sinh vốn tuổi Quý Mùi, mạng Dương Liễu Mộc, tuổi Mùi và mạng dương nên có xơi ông thầy tiềm thuốc bắc không bị phản ứng phụ là cái chắc rồi. Anh Ba Da Cam là thầy tướng số xem tử vi, rồi bốc quẻ xong, dặn chị Ba ra gặp anh Bảy Chà Và Bombay lạc đạn chủ nhân ngôi chợ gần ngã tư Brookhurst và Hazard bê về 5 pounds ông thầy, loại thượng hảo hạng kosher kỹ lưỡng, không hôi mùi mồ hôi dê xồm nhễ nhại.
Phan tiên sinh ra đời tại đất thiêng Nại Cửu, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tiên sinh tốt nghiệp khóa 18 Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, ông chọn binh chủng Nhảy Dù như tiến sĩ Song "La De Tigre BGI", hai ông Nhảy Dù này có liên hệ bà con họ hàng, diện gần hơn tầm cà nông. "On air" trong chương trình Từ Cánh Đồng Chum, vùng oanh kích tự do Phonsavan, của ông Phan Đình Minh, tiến sĩ Song BGI cho biết sở dĩ chọn binh chủng Dù không phải vì gan cùng mình đâu, chỉ vì ông chạy chậm, mà lính Dù vốn không bỏ bạn bè, nên một ngày khoác áo camouflage, muôn đời khoác áo camouflage. Khi ông dạy đại học Pháp ông vẫn hãnh diện màu áo hoa dù camouflage và ngậm gạo xấy đánh giặc ngày nào, ăn một ngày, nhớ đời đời.
Bàn về tiên sinh Dù Phan Nhật Nam thì tác phẩm đầu tay đưa lũy lên đài danh vọng là cuốn Dấu Binh Lửa, xuất bản năm 1969. Tiếp theo là các tác phẩm được giới văn học cũng như quần chúng biết nhiều lá Dọc Đường Số Một, Ải Trần-gian (1970), Dựa Lưng Nỗi Chết (1971), Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) và Tù Binh và Hòa Bình (1974). Những tác phẩm của ông đều lấy Chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh. Tôi thích lối đặt tên cho những đứa con tinh thần của lũy, phải nói là rất kêu.
Sau năm 1975, Phan tiên sinh nhà ta bị vi-xi cum vào trại tù tập trung gulag khổ sai 14 năm (1975-1989). Trong nhiều lần bị phạt biệt giam hàng mấy năm cùm trong hầm tối, vi-xi cho là lũy vốn cứng đầu, ngoan cố, thành phần "phản động" hết thuốc chữa, khó "cải tạo". Ngoài văn xuôi, tiên sinh cũng sáng tác nhiều thơ. Năm 1993 tiên sinh sang Mỹ định cư và cho ra mắt những tác phẩm: Những Chuyện Cần Được Kể Lại, Đường Trường Xa-xăm (1995), Đêm Tận Thất Thanh và Mùa Đông Giữ Lửa (1997). Năm 2002 cuốn Những Chuyện Cần Được Kể Lại được phát hành với ấn bản tiếng Anh dưới tựa đề bí hiểm được bật mí là The Stories Must Be Told.
Hôm đám tang nhà văn Thảo Trường, tôi thấy tiên sinh xuống tóc đi tu, thường ăn chay. Một người bạn tôi trêu khi nói tiên sinh quảng cáo cho hiệu mì Bô Đề Chay, vì di chuyển đó đây tiên sinh thường bê theo thùng mì chay. Khi bài viết này tung ra, xin các bạn hữu nhà ta khoan mời Phan tiên sinh xơi phở tái nạm gầu gân sách, sẽ không hợp "au goût du jour" của tiên sinh, mà hãy mời thức ăn chay Vạn Hạnh hay Bồ Đề Duyên, hay một thùng mì chay cho tiên sinh sớm đạt chánh quả. Bây giờ tôi hiểu rồi. Sinh nhật Phan tiên sinh lấy chay làm chuẩn, mà chị Ba Da Cam như ngài Mục Liên cứ bày biện các món sát sanh như Ông thầy hầm bát bửu ngũ tạng, Bào ngư hải sâm tiềm heo sữa, Ốc vòi voi quết dynamite wasabi kèm tsukemono.
Tôi ghi rõ chữ "người chay" trong phần cuối bài về Phan tiên sinh để chị Ba Da Cam biết là tiên sinh Nhật Nam bây giờ không sát sanh, nên rau quả củ đậu, tofu, mì Bồ Đề đều okay hết nhe. Hãy hứa sang năm mới thết Phan tiên sinh một buổi tiẹc chay thịnh soạn, không có ông thầy, heo sữa, bào ngư, hải sâm hay óc vòi voi,.. toàn là thứ cử động, nhúc nhích cả. Người chay là người tu, mà tu thì theo khuynh hướng xơi thức ăn ít nhúc nhích, ít cử động. Nên 2011 birthday party chỉ có các món Dê chay hầm bát bửu không ngũ tạng, Bào ngư chay và hải sâm chay tiềm heo sữa chay, Ốc vòi voi chay quết dynamite wasabi kèm tsukemono nhe, anh chị Ba Da Cam!!!
Happy New Year to all!!!
Sayonara, Adieu, Farewell Adios 2010!!!
Auld Lang Syne
Should auld acquaintance be forgot
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot
And days of auld lang syne?
For auld lang syne, my dear
For auld lang syne
We'll take a cup o'kindness yet
For auld lang syne